• 0914552409
  • Số 95 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • [email protected]

Phân biệt các loại đo đạc bản đồ

Jun 10, 2020 admin

Theo Wikipedia – Trắc địa hay trắc đạc hay đo đạc là một ngành khoa học về Trái Đất, cụ thể là đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất nhằm vẽ lên mặt phẳng giấy hay còn gọi là bản đồ. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất.

Đây là ngành nghề có từ lâu đời tại các nước châu Âu, sản phẩm của ngành có đóng góp quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực: lập Bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi…

Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

Hoạt động đo vẽ địa hình và bản đồ cơ bản là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm:

1. Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.

2. Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.

3. Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, át-lát quốc gia.

4. Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.

5. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.

6. Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý.

7. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.

8. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

9. Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ.

10. Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.

Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành

1. Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:

a) Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

b) Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;

c) Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;

d) Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;

e) Khảo sát địa chất, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

2. Các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều này phục vụ riêng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

  • Chia sẻ:
Liên hệ
0914552409